Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thuế là một trong những nhiệm vụ được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất tại Hội nghị ngành diễn ra vào chiều ngày 31/1.
Thủ tướng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Tổng cục Thuế, một trong những cơ quan có độ ngũ cán bộ đông đảo nhất cả nước với 44.000 nhân viên, đồng thời đánh giá cao những nỗ lực cải cách thuế cũng như việc cải thiện chỉ số nộp thuế của Việt Nam.
Cụ thể, chỉ số nộp thuế của Việt Nam trong năm 2017 đã tăng 81 bậc (từ vị trí 167 lên 86), đứng thứ 4 trong các quốc gia ASEAN, hoàn thành nhiệm vụ được phân công tại Nghị quyết 19. Đây là mức tăng hạng nhanh nhất trong 10 tiêu chí đánh giá môi trường kinh doanh của năm 2017. Hơn nữa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định rằng, lực lượng cán bộ công chức đã có sự trưởng thành đáng kể, phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu để đáp ứng các yêu cầu của đổi mới và hội nhập.
Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cần giải quyết tình trạng tham nhũng, tiêu cực và hành vi gây khó dễ đáng lo ngại ở một bộ phận cán bộ thuế. Dựa trên kết quả khảo sát của VCCI cho thấy chi phí bôi trơn mà doanh nghiệp phải chi cho công chức thanh tra, kiểm tra thuế vẫn còn đáng kể, Thủ tướng cho rằng ngành thuế cần có các biện pháp mạnh mẽ để chấm dứt ngay tình trạng này. Theo ông, ngành thuế nên đưa ra thông điệp “Cán bộ ngành thuế nói không với tiêu cực”. Đồng thời, cần kiểm tra, xử lý nghiêm khắc và loại bỏ khỏi ngành những cán bộ, công chức có hành vi sai trái, thoái hóa, biến chất.
Ngoài việc củng cố chất lượng cán bộ, việc thu ngân sách vẫn luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành thuế. Trong năm 2018, Thủ tướng đã nhấn mạnh việc phấn đấu tăng thu ngân sách lên 3% so với dự toán Quốc hội đã giao. Hơn nữa, ngành thuế cũng cần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Thủ tướng cũng yêu cầu cắt giảm và đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, cũng như cắt giảm và đơn giản hóa 50% các điều kiện đầu tư kinh doanh. Cần thúc đẩy tái cấu trúc ngân sách Nhà nước theo hướng tăng dần tỷ trọng thu nội địa; bảo đảm tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt 26%, và tỷ trọng chi thường xuyên đạt 64,1% trong tổng chi ngân sách Nhà nước.
dẫn đến nhiều hệ lụy cho người dân và doanh nghiệp. Theo ông, chính sách thu thuế hiện tại còn có xu hướng nghiêng về lợi ích của cơ quan quản lý Nhà nước mà chưa chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế.
“Song song đó, chính sách thuế vẫn thiên về việc gia tăng mức thuế suất hơn là mở rộng cơ sở thuế, trong khi hoàn toàn có thể mở rộng cơ sở thuế sang các lĩnh vực kinh tế, thương mại, dịch vụ mới như kinh tế liên kết toàn cầu, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử, dịch vụ điện tử, du lịch trực tuyến, bán hàng qua mạng…”, ông cho biết.