Các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo quy định mới nhất

Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 được Quốc Hội thông qua ngày 13/06/2019 quy định cụ thể và rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế cũng như chức năng, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế. Trong đó có một mục đáng lưu ý quy định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dành cho cá nhân và doanh nghiệp như sau :

Các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo quy định
Các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo quy định

Các trường hợp sau được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt :

Điều 85 quy định các trường hợp sau được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt :

  1. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
  2. Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
  3. Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm g khoản 1 Điều 125 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi.
Xem thêm:   Dịch vụ làm báo cáo tài chính cho doanh nghiệp hiện nay

Người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại khoản này trước khi quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thì phải hoàn trả cho Nhà nước khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa.

  1. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 8 Điều 59 của Luật này và đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 62 của Luật này mà vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
  2. Chính phủ quy định việc phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, chính quyền địa phương bảo đảm các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa phải được hoàn trả vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều này trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quy định chi tiết khoản 4 Điều này.

Luật số 38/2019/QH14 của Quốc hội: Luật Quản lý thuế

Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt  :

Theo điều 87 của Luật Quản Lý thuế năm 2019, Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân không thuộc diện bị phá sản và các khoản nợ này đã quá hạn 10 năm nhưng không có khà năng thu hồi thì thẩm quyền xóa nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5 tỷ đồng được giao cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh ; từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng được giao cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ; 10 tỷ đến dưới 15 tỷ được giao cho Bộ trưởng Bộ Tài Chính và Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ với các khoản từ 15 tỷ đồng trở lên.

Xem thêm:   Để thành lập doanh nghiệp cần những gì?

Các doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ ra quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt mà không phụ thuộc vào điều kiện vào khoản nợ có quá hạn 10 năm hay không.

Quy định về hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt :

Quy định về hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt :
Quy định về hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt :

Chi tiết được quy định tại điều 86 như sau :

Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt bao gồm:

  1. a) Văn bản đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt;
  2. b) Quyết định tuyên bố phá sản đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản;
  3. c) Các tài liệu liên quan đến việc đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

Quy định trách nhiệm thực hiện : Cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt lập và gửi hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đến cơ quan, người có thẩm quyền.

Việc Quốc Hội thông qua Luật Quản Lý Thuế 2019 quy định rõ ràng các trường hợp được xóa nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, cùng với chi tiết hồ sơ quy định và thẩm quyền của cơ quan chức năng liên quan đã giúp cho người nộp thuế hiểu rõ được tính pháp lý minh bạch trong vấn đề nợ thuế.Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để các cơ quan thuế giải quyết dứt điểm các khoản nợ thuế không có khả năng thu hồi để đưa ra các báo cáo phù hợp với tình hình thực tế.

Xem thêm:   Tra cứu giấy phép kinh doanh

Cám ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết của ĐLT Sao Sáng, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin hữu ích về các chính sách thuế và kế toán, nhằm giúp các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh hiểu rõ hơn để thực hiện đúng theo quy định về Pháp Luật Thuế trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.


5/5 - (1 bình chọn)